K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 5 2018

Đoạn trích trong bài tập này đã thể hiện những cảm xúc chủ yếu sau đây của tác giả:

    - Nỗi buồn của người thầy- nhà giáo tâm huyết với nghề dạy học- trước tình trạng học tủ, học vẹt của học sinh.

    - Nỗi dằn vặt, lo lắng, của nhà giáo trước một thực tế đáng buồn diễn ra trong đời sống giáo dục của nước nhà thời kì trước.

  Đoạn trích không những tác động tới ý chí mà còn tác động tới tình cảm bởi:

    + Giọng văn chứa đầy những tâm sự, nỗi day dứt, băn khoăn của người viết.

    + Câu văn được viết dưới dạng tu từ, mang tính chất bộc lộ thái độ và thể hiện nỗi đau của tác giả một cách kín đáo: Nói làm sao cho… Không có lí do gì phải nhấm bút… Sao không có một "hãng" nào đó in ra…

  - Từ ngữ thể hiện thái độ đau xót, buồn bã trước thực trạng học vẹt của học sinh: nỗi khổ tâm, đeo một cái nghiệp, năm trời, việc gì phải lôi thôi…

Thông qua việc tìm hiểu các văn bản như Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?a) Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thực sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới?b) Chỉ có rung cảm không thôi đã đủ chưa? Phải chăng chỉ cần có...
Đọc tiếp

Thông qua việc tìm hiểu các văn bản như Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?

a) Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thực sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới?

b) Chỉ có rung cảm không thôi đã đủ chưa? Phải chăng chỉ cần có lòng yêu nước và căm thù giặc nồng cháy là có thể dễ dàng tìm ra những cách nói như: "Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả..." hay "uốn lưỡi cú diều..."? Để viết được những câu như thế, người viết cần phải có phẩm chất gì khác nữa.

c) Có bạn cho rằng: Càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong văn nghị luận càng tăng.

Ý kiến ấy có đúng không? Vì sao?

1
7 tháng 5 2018

Phương pháp phát huy tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận:

    - Người viết ngoài việc suy nghĩ về luận điểm, lập luận còn phải thực sự xúc động trước những điều mình đang nói tới.

    - Không chỉ cần rung cảm, mà cần phải có tình cảm, cảm xúc thực sự trước những vấn đề mà mình trình bày.

    - Không phải bài văn cứ sử dụng nhiều từ ngữ biểu cảm và câu cảm thán thì giá trị biểu cảm tăng vì những yếu tố này chỉ là phụ trợ. Cảm xúc, sự rung động thực sự chứ không phải sự đưa đẩy bóng bẩy bằng ngôn từ.

9 tháng 3 2022

Bạn Hà không cho là như vậy là đúng bởi vì làm việc phà phụ giúp bố mẹ còn là một phần trách nhiệm của bản thân đối với gia đình và xã hội. Không thể chỉ vỉ chú tâm vào việc học mà quên đi mất làm việc nhà, giúp đỡ bố mẹ mà để bố mẹ làm hết, đó là thể hiện sự bất hiếu của con cái với cha mẹ. Đồng thời làm việc nhà còn giúp chúng ta giữ sức khỏe mạnh, vận động chứ không lúc nào cũng cắm mặt vào học

9 tháng 3 2022

Em sẽ nói với Ngân là : nếu là học sinh chỉ cần học thôi thì không được , chúng ta phải biết giúp đỡ bố mẹ việc nhà để bố mẹ đỡ vất vả hơn, nếu chỉ lo học thôi mà không làm việc nhà thì chúng ta chính là người con bất hiếu . Nếu chỉ biết học thì mai này chúng ta sẽ chẳng biết làm việc gì, kể cả những việc đơn giản.

30 tháng 7 2020

Giang sơn bốn cõi trường tồn phải đánh đổi biết bao mồ hôi xương máu làm nên đất nước mang trên mình bề dày truyền thống bốn nghìn năm văn hiến. Và truyền thống Uống nước nhớ nguồn đã trở thành khúc ca hùng tráng mà thấm đượm tình người tình dân tộc, hiến dâng những thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất dành cho những người hùng của dân tộc, làm nên phẩm chất quý báu của con dân đất Việt. Hương nồng heo may trong tiết thu mang những nỗi bồi hồi,tưởng niệm về những con người anh hùng,hào kiệt đầy ưu tú hết lòng vì nước vì dân ấy ngã xuống đổi lấy tự do độc lập trong ngày 27/7 đầy ý nghĩa.

Chiến tranh đã qua đi, đất nước độc lập tự do ngày một phát triển,văn minh giàu đẹp nhưng chúng ta mãi không thể xóa nhoà đi nỗi đau đớn, mất mát mà nó để lại. Những người con đã anh dũng hi sinh trở về với đất mẹ, những người trở về trên mình tràn đầy thương tích như chứng minh cho những tàn khốc chiến tranh bom lửa để lại….tất cả làm nên những chiến thắng lịch sử, bảo vệ sự tồn vong của dân tộc. Chiến tích anh hùng đầy đớn đau ,máu thịt đổ xuống đánh đổi tương lai dân tộc sẽ mãi được ghi vào lịch sử,đời đời nhớ anh các anh hùng – liệt sĩ. Đồng bào cả nước bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất khi cùng chung tay hướng tới ngày 27/7 - ngày thương binh liệt sĩ với bao ý nghĩa tốt đẹp

27/7 hằng năm như nhắc nhở mỗi người dân Việt cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc đã phải đánh đổi biết bao xương máu của con dân anh hùng xả thân cứu quốc đầy máu và nước măt. Những người dân Việt Nam luôn hướng tới các anh ,bày tỏ sự tri ân chân thành nhất. Trên mạch tri ân đầy trang trọng ấy ,thứ tình cảm chân trọng nhất được lên ngôi. Ngày 27/7 như một ngọn nến thắp sáng những trái tim Việt, tình dân nồng ấm lan tỏa muôn nơi. Những hoạt động thiết thực làm tăng tính dân tộc, ý thức trách nhiệm với cộng đồng, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc

Những người vợ mất chồng,người mẹ mất con,con thơ mất cha , bạn bè tri âm chia lìa đôi ngả, hai người hai thế giới đầy xót xa thì ngày 27/7 như những dòng hồi tưởng quá khứ, một thước phim tua chậm về một thời đã qua . Chính lúc này đây cần sự chia sẻ của cộng đồng,tình người làm vực dậy tinh thần ,vơi bớt đi nỗi đau đớn không gì gánh nổi ấy.

Những chính sách thiết thực của Đảng và nhà nước , những tình cảm cao quý nồng nàn ,tràn đầy lòng yêu nước của mỗi con dân đất Việt như hàn gắn vết thương chiến tranh, kết nối những trái tim đang vỡ vụn vì mất người thân. Trong không khí tri ân tràn đầy tinh thần dân tộc, những hành động thăm mộ liệt sĩ, tặng quà cho người thân, những thương bệnh binh, dâng hoa đầy ý nghĩa.Ngày 27/7 ngày của đạo lí uống nước nhớ nguồn được nhân dân tưởng niệm , dạy bảo con cháu mai sau về lịch sử hào hùng dân tộc phải đánh đổi bằng tính mạng của những vị anh hùng của dân tộc. Hồn thiêng đất Việt mãi tỏa sáng làm nên đất nước tươi đẹp hơn. Là thế hệ học sinh, cần phải hiểu rõ những đau thương mất mát của dân tộc,bày tỏ lòng thành kính ,ngả mũ trước những hành động đầy khí phách ấy, cố gắng học tập phát triển và giữ vững nền độc lập dân tộc đền đáp xứng đáng công mà các anh đã đổ xuống

20 tháng 11 2017

Đặc sắc nghệ thuật góp phần tạo nên sức thuyết phục cho văn bản:

   - Thủ pháp so sánh tương phản : Làm nổi bật hình ảnh đau thương người dân mất nước >< hình ảnh ngang ngược, tàn bạo của giặc Nguyên- Mông.

   - Thủ pháp trùng điệp- tăng tiến được kết hợp với thủ pháp so sánh- tương phản nhằm tạo giọng điệu hùng hồn, trùng điệp, khắc vào tâm trí người đọc.

   - Lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn đanh thép.

   - Sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ, điệp ngữ, điệp ý…

   - Linh hoạt trong cách sử dụng giọng điệu trong văn bản.

   → Nghệ thuật lập luận sắc bén, linh hoạt kết hợp với các thủ pháp tiêu biểu, lời lẽ khi tha thiết, khi nghiêm nghị nhằm tạo ra áng văn chính luận đanh thép, có sức thuyết phục cao.

12 tháng 7 2019

Mác-két đã cảnh báo về nguy cơ huỷ diệt sự sống và nền văn minh một khi chiến tranh hạt nhân xảy ra, rằng chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại lí trí con người mà đi ngược lại cả lí trí tự nhiên. Để hiểu được nội cảnh báo này, cần phải cắt nghĩa được “lí trí con người” và “lí trí tự nhiên” ở đây là gì. Có thể hiểu “lí trí con người” là quy luật phát triển của văn minh loài người và “lí trí tự nhiên” là quy luật tiến hoá tất yếu của tự nhiên, sự sống.

Từ đó để hiểu: chiến tranh hạt nhân xảy ra sẽ phá huỷ, xoá sạch những thành quả tiến hoá của văn minh loài người cũng như tiến trình tiến hoá của sự sống, tự nhiên trên Trái Đất. Luận cứ cảnh báo này được làm sáng tỏ bằng những chứng cứ với số liệu cụ thể về thời gian tiến hoá của sự sống con người và tự nhiên trong thế đối sánh với sức tàn phá của chiến tranh hạt nhân.

Lời cảnh báo của nhà văn G.Macket đã đặt ra trước toàn thể nhân loại một nhiệm vụ cấp bách. Đó là chúng ta phải đoàn kết, kiên quyết ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

12 tháng 7 2019

- Bài viết nêu ra phải có tính cấp thiết đối với đời sống xã hội và con người hiện nay nó cũng là vấn đề đã có ý nghĩa lâu dài chứ không phải chỉ là nhất thời, đó là nguy cơ chiến tranh hạt nhân vẫn hiện hữu và mọi người cần đấu tranh cho một thế giới hòa bình.Trong những năm qua thế giới có những việc làm đáng kể để làm giảm nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Chẳng hạn :
- Các hiệp ước cấm thử, cấm phổ biến vũ khí hạt nhân đã được nhiều nước kí kết, hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược giữa Mĩ và Liên Xô (nay là nước Nga). Nhưng hoàn toàn không có nghĩa là nguy cơ chiến tranh hạt nhân đã không còn hoặc lùi xa.
- Kho vũ khí hạt nhân vẫn tồn tại và ngày càng được cải tiến.
- Chiến tranh và xung đột vẫn liên tục nổ ra nhiều nơi trên thế giới .Vì vậy thông điệp của G.Mác -két vẫn còn nguyên giá trị, vẫn tiếp tục thức tỉnh và kêu gọi mọi người đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

23 tháng 1 2017

a, Những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả trong bài văn:

   Từ ngữ: muốn hòa bình, phải nhân nhượng, càng lấn tới, quyết tâm cướp nước ta, thà hi sinh, nhất định không, phải hi sinh tới giọt máu cuối cùng, thắng lợi nhất định về dân tộc ta.

   Những câu cảm thán:

    + Hỡi đồng bào toàn quốc!

    + Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!

    + Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước nhất định không chịu làm nô lệ.

    - Cả Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và Lời kêu gọi toàn dân kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều giống nhau ở việc đều sử dụng nhiều từ ngữ và câu văn giàu tình cảm.

   b, Cả hai văn bản này đều là văn bản nghị luận vì hai văn bản này không nhằm bộc lộ cảm xúc mà hướng tới tác động tới lý trí của người đọc, buộc người đọc phải hiểu và phân tích được để bàn về lẽ phải, trái, đúng sai của một quan điểm, một ý kiến.

   c, Những câu văn ở đoạn 2 hay hơn đoạn 1 vì giàu sức biểu cảm khi kết hợp những từ ngữ bộc lộ tình cảm, thái độ của người viết.

   Yếu tố biểu cảm khi đưa vào văn nghị luận sẽ có hiệu quả thuyết phục hơn, tác động mạnh mẽ tới người đọc (người nghe).